Hình thức tràn ngập trong chiến tranh tâm lý Tràn ngập (quân sự)

  • Để đe dọa kẻ thù, khiến họ khiếp sợ bằng việc gây nhầm lẫn về quân số thực sự của mình, một toán kỵ binh nhỏ sẽ cột những nhánh cây dài và thả phía sau ngựa, họ liên tục di chuyển trong một tuyến dài tạo thành những đám bụi mịt mờ để kẻ thù lầm tưởng có rất nhiều binh sĩ thù địch đang hiện diện. Một số trường hợp theo cách này được thực hiện bởi quân Thục Hán trong một số trận chống quân Tào Ngụy. Đây cũng là một chiến thuật tâm lý được quân Mông Cổ sử dụng vào thế kỷ 13.
  • Một số trường hợp lừa dối quân đối phương, phóng đại quân số đông đảo của mình là việc đốt lửa dày đặc trên một tuyến dài trong một số trận đánh vào thời kỳ cổ đại ở phương Tây. Một ghi nhận của quân Mông Cổ là vào năm 1204, Thiết Mộc Chân ra lệnh cho binh lính của mình dựng trại trải rộng trên thảo nguyên Sa'ari (ở miền tây Mông Cổ). Mỗi người thắp sáng năm ngọn đuốc ở khoảng cách xa nhau, khiến người dân Naiman sợ hãi và đã giúp Thiết Mộc Chân đánh bại họ.[2]
  • Trong Chiến tranh Đại Ngu–Minh, cả quân Minh và quân Hồ đều cho phao tin phóng đại số quân của mình.
  • Trong thời hiện đại, việc sử dụng công nghệ và máy móc cũng góp phần gây sốc tâm lý quân thù như việc bắt loa kêu gọi ở hàng loạt địa điểm, một cách lừa dối về quân số và sự hiện diện tràn ngập hàng loạt vị trí.